Tháng 5.2016, TP Hà Nội thí điểm tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn với các biển hiệu cùng kích thước, thiết kế hai màu xanh, đỏ
Hơn 6 tháng sau khi Hà Nội triển khai tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân), nhiều cửa hàng đã dỡ biển hiệu đồng phục. Các chủ cửa hàng cho hay, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì các cửa hàng quá giống nhau.
Chị Nguyễn Thu Hằng, chủ cửa hàng kinh doanh quần áo cho biết: “Mặt đường, vỉa hè đều rất thuận tiện nhưng số lượng hàng bán ở đại lý chúng tôi thấp hơn khá nhiều so với các điểm khác. Nếu không bày quần áo, biển phụ ra bên ngoài khách hàng rất khó nhận biết đây là cửa hàng quần áo. Vì vậy chúng tôi phải thay biển hiệu khác”.
Anh Minh - chủ một salon tóc cho biết, hầu hệt mọi người đều ủng hộ việc quy hoạch biển hiệu cùng kích cỡ.
“Thương hiệu của chúng tôi phải mất nhiều năm gây dựng, màu sắc, hình ảnh đều đã được đăng ký. Tôi vẫn tuân thủ kích cỡ nhưng phải thay đúng biển thương hiệu riêng để khách quen còn tìm được”, anh Minh nói.
Sau hơn 6 tháng triển khai tuyến với các biển hiệu đồng phục, nhiều cửa hàng đã chuyển sang các biển hiệu riêng
Nhiều chủ cửa hàng cho hay, hoạt động kinh doanh của họ bị ế ẩm vì những biển hiệu đồng phục.
Từ cửa hàng bán điện nước đến quần áo đều thay biển hiệu riêng
Các biển hiệu đa dạng màu sắc, hình ảnh
Phố Lê Trọng Tấn có mặt đường, vỉa hè rất rộng nhưng nhiều cửa hàng xây dựng sẵn vẫn chưa có khách thuê
Một số cửa hàng vẫn giữ nguyên biển hiệu đồng phục và lắp thêm biển phụ
Một vài cửa hàng phải dời đi vì kinh doanh ế ẩm
Biển hiệu đồng phục đang dần được thay đổi trên tuyến kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội
Tháng 5.2016, TP Hà Nội tổ chức thí điểm tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân. Việc đồng phục biển hiệu gây nên nhiều ý kiến tranh cãi, nghi ngờ về tính hiệu quả của nó. Đồng phục biển hiệu có thể đẹp nhưng xét về hiệu quả kinh doanh thì chưa thực sự cao.